Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

MỘT QUAN NIỆM VỀ SỐNG ĐẸP

KIM THÁNH THÁN TRUYỆN (MỘT QUAN NIỆM VỀ SỐNG ĐẸP_LÂM NGĐƯỜNG)
Chiều nay gặp lại trong thư viện
Như Kim Thánh Thán…
Ngày xưa,
Mở rương ra, vô tình tìm được bức thư của cố nhân …
Chẳng cũng khoái ư? ( * )


 Lúc vui thứ 20 của Kim Thánh Thán
……………………………………………………………………………
*Kim Thánh Thán (1608 - 1661) được mệnh danh là ông vua của văn bạch thoại. Ông là nhà phê bình văn học vĩ đại của Trung Quốc, tác giả của Thánh Thán ngoại thư, Đường tài tử thi và Tả truyện. Các nhà phê bình văn học ở nước ta trong 3/4 thế kỷ XX đều lấy những nhận định văn học của Kim Thánh Thán làm mẫu mực. 
Ông là người đề xướng ra chủ nghĩa duy khoái với quan điểm cuộc sống luôn phải hướng đến sự lạc quan, con người cần biết tìm thấy niềm vui ngay trong những gì đời thường nhất, đơn sơ nhất, dung dị nhất, hướng đến một nhân sinh quan dễ dàng hoà hợp cùng thiên nhiên và ngoại cảnh, khi tinh thần cùng cảm quan liên hệ chặt chẽ với nhau là những phút giây sung sướng nhất trong đời. 
Những quan điểm của ông được thể hiện qua bài văn nổi tiếng mà người thời sau thường gọi là 33 lúc vui của Kim Thánh Thán. Bài này được Thánh Thán công bố đầu tiên trong tập Phê bình tuồng Tây Sương Ký, sau đó được nhiều sách của nhiều thời trích dẫn, các nhà Nho Việt Nam không ai là không biết. Dưới đây là toàn văn 33 đoản khúc Kim Thánh Thán qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê năm 1964:
1. Mùa hè, tháng bảy, mặt trời ngừng ở giữa trời, không có gió mà cũng không có mây, sân trước sân sau hực lên như lò lửa, không một con chim nào dám bay lại. Mồ hôi đổ khắp mình, chảy như suối. Cơm dọn trước mặt mà ăn không được. Báo trải chiếu để nằm trên đất nhưng chiếu ướt nhẹp, ruồi bay lại đậu ở cổ ở mũi, đuổi không đi. Đương lúc không biết làm sao thì bỗng mây đen cuốn tới, sấm nổ vang như trăm vạn tiếng trống tiếng kèn của đạo quân. Mái nhà nước xối như thác. Mồ hôi ngưng chảy, đất khô như quét, ruồi bay đi hết, cơm ăn được. Chẳng cũng khoái ư?
2. Một ông bạn cách biệt mười năm, chiều tối bỗng tới nhà. Mở cửa, vái nhau xong, chưa kịp hỏi han đi đường thuỷ hay đường bộ, cũng chưa kịp mời bạn ngồi ghế hay ở giường, vội vào trong bếp, hỏi nhỏ vợ: "Bà có sẵn đấu rượu như bà Đông Pha không?". Vợ vui vẻ gỡ cây trâm vàng đem đổi rượu. Tính ra đãi bạn được ba ngày. Chẳng cũng khoái ư?
3. Đêm ngồi một mình trong phòng không, đương bực mình vì một con chuột ở đầu giường, sột soạt không biết gặm đồ vật hay cuốn sách nào. Trong lòng nghi hoặc, không biết phải làm sao thì bỗng thấy một chú mèo dữ, đuôi ngoe nguẩy, mắt chăm chú như ngó cái gì. Tôi lặng yên, nín thở đợi xem; bỗng nghe kêu chít lên một tiếng nhỏ, con chuột chạy biến đi như gió. Chẳng cũng khoái ư?
4. Trước thư trai, chặt các cây hải đường rũ lá và các cây tử kinh để trồng một cây chuối. Chẳng cũng khoái ư?
5. Đêm xuân, uống rượu cùng với vài bạn hào sĩ, tôi đã nửa say, do dự không biết nên uống nữa hay ngừng. Một đồng tử đứng bên, hiểu ý, đem lại một gói trên mười chiếc pháo bông, tôi đứng dậy châm lửa đốt. Mùi lưu hoàng xông vào mũi, vào óc, toàn thân nhẹ nhàng. Chẳng cũng khoái ư?
6. Đi chơi ngoài đường thấy hai gã đang tranh lí với nhau, mắt trợn mặt đỏ, tưởng chừng như không đội trời chung nữa, vậy mà vẫn làm bộ lễ độ, chắp tay đưa lên, khom lưng xuống, miệng vẫn đầy những tiếng "chi", "hồ" (nghĩa là ngôn ngữ rất nhã nhặn), thao thao bất tuyệt. Bỗng một tráng phu vung tay tiến lại, dõng dạc quát lên một tiếng, giải tán hai gã kia. Chẳng cũng khoái ư?
7. Nghe trẻ đọc thuộc sách làu làu như nước trong bình chảy ra. Chẳng cũng khoái ư?
8. Sau bữa cơm, không biết làm gì, dạo chợ, thấy một món đồ nhỏ, muốn mua. Trả giá cũng gần xong, số tiền chỉ còn cách nhau một chút mà người bán không chịu nhường, cố tranh cho được. Tôi lấy ở trong tay áo ra một vật cũng xấp xỉ chỗ sai biệt đó, ném xuống quầy cho người bán hàng. Hắn đổi ngay sắc diện, cười cười, chắp tay thưa: "Không dám, không dám". Chẳng cũng khoái ư?
9. Sau bữa cơm, không biết làm gì, sắp lại đồ vật trong một chiếc rương cũ, bỗng thấy hàng chục hàng trăm văn khế cũ mới của những người thiếu nợ. Người còn, kẻ mất, nhưng đều là vô hy vọng đòi lại được tiền. Không cho ai hay, tôi gom lại, châm lửa đốt hết, ngửng lên nhìn trời cao không gợn một đám mây. Chẳng cũng khoái ư?
10. Một ngày hè, đầu trần chân không, cầm cây dù che nắng, nhìn tráng phu vừa đạp nước vừa hát khúc Ngô. Nước cuồn cuộn đưa lên trắng phau như bạc, như tuyết. Chẳng cũng khoái ư?
11. Sáng sớm mới thức dậy, nghe như có tiếng gia nhân than thở rằng: Có người nào mới chết ban đêm. Tôi liền lên tiếng hỏi ai chết, thì chính là một kẻ giảo quyệt mưu mô nhất trong thành. Chẳng cũng khoái ư?
12. Một ngày hè, dậy sớm, thấy người ta cưa tre làm ống nước ở dưới một mái che. Chẳng cũng khoái ư?
13. Mưa dầm suốt tháng, sáng nằm ở giường không muốn dậy, như người say rượu hoặc đau. Bỗng nghe chim ríu rít mừng nắng. Tôi vội đưa tay ra vén màn, đẩy mạnh cửa sổ ngó ra, thấy ánh mặt trời long lanh rực rỡ và cây trong rừng như mới gội. Chẳng cũng khoái ư?
14. Ban đêm hình như cảm thấy có người nào đó ở xa nghĩ tới mình, sáng dậy thử lại thăm. Qua cửa sổ ngó vào trong phòng, thấy đúng người đó đang ngồi ở bàn đọc một văn thư. Thấy mình vô, người đó lặng lẽ vái, kéo tay áo bảo ngồi rồi nói: "Bác đã tới đây thì thử đọc văn thư này đi". Rồi cùng nhau vui cười, cho tới khi ánh mặt trời đã biến hết. Chủ nhân thấy đói, hỏi khách: "Bác cũng đói chứ?". Chẳng cũng khoái ư? 
15. Vốn không có ý cất nhà, ngẫu nhiên được một số tiền thì cũng thử cất chơi. Từ hôm đó, không sáng nào tối nào là không nghe om sòm bên tai những tiếng kêu thiếu gỗ, thiếu đá, thiếu gạch, thiếu ngói, thiếu vôi, thiếu đinh. Tôi phải chạy khắp nơi kiếm tiền để mua thêm, mà trong thời gian đó cũng không thể ở nhà được nữa, đành an phận chịu cảnh đó vậy. Cho tới một hôm nhà bỗng cất xong, tường đã quét vôi, sàn đã lau chùi, cửa sổ đã dán giấy, tranh đã treo. Thợ thuyền về hết, bạn bè tới, chia nhau ngồi. Chẳng cũng khoái ư?
16. Đêm đông uống rượu, trời chuyển lạnh dữ, đẩy cửa sổ nhìn ra thấy những nấm tuyết lớn phủ lên mặt đất dày tới ba bốn tấc. Chẳng cũng khoái ư?
17. Ngày hè, cầm dao bén cắt một trái dưa hấu vỏ xanh bày trên một cái mâm đỏ. Chẳng cũng khoái ư?
18. Đã từ lâu muốn làm tỳ khưu, nhưng khổ nỗi không được công nhiên ăn thịt. Nếu được làm tỳ khưu lại được công nhiên ăn thịt thì mùa hè nấu một nồi nước, cầm con dao bén, cạo đầu cho sạch. Chẳng cũng khoái ư?
19. Có ba bốn mảng phong lở ở một chỗ kín, thỉnh thoảng đóng cửa lấy nước nóng rửa. Chẳng cũng khoái ư?
20. Mở rương ra, vô tình tìm được bức thư của cố nhân. Chẳng cũng khoái ư?
21. Một hàn sĩ lại mượn tiền, nhưng còn ngại ngùng nói bâng quơ những chuyện đâu đâu. Đoán được khổ tâm của bạn, kéo lại chỗ vắng, hỏi cần dùng bao nhiêu, rồi đi gấp vô nhà trong, lấy đủ số ra đưa. Và hỏi bạn có cần về gấp để thu xếp công việc không, nếu không thì ở lại uống vài chén rượu. Chẳng cũng khoái ư?
22. Ngồi trong chiếc thuyền nhỏ, gặp gió tốt, khổ một nỗi không có buồm để giương cho nó hả. Bỗng thấy một chiếc thuyền lớn, tiến vùn vụt như gió. Thử liệng cái móc qua, hy vọng níu được. Không ngờ mà móc trúng, rồi lấy dây đó cột vào đuôi thuyền lớn và ngâm hai câu của Đỗ Phủ: "Thanh tích phong loan, hồng trì quật dữu" (Màu xanh làm ta nhớ tiếc ngọn núi, màu đỏ báo ta rằng có cam quít). Chẳng cũng khoái ư?
23. Từ lâu muốn kiếm một ngôi nhà để ở với một người bạn, nhưng chưa được chỗ vừa ý. Bỗng có người cho hay có một ngôi không rộng lắm, khoảng trên mười gian, cửa ngó ra sông cái, lại thêm cây cối tươi tốt. Giữ người đó lại, ăn cơm xong rồi cùng đi coi nhà, vì cả hai đều chưa biết ngôi nhà ra sao. Vô khỏi cổng, thấy ngay một khoảng đất trống độ sáu, bảy mẫu, sau này khỏi lo thiếu dưa rau. Chẳng cũng khoái ư?
24. Xa quê đã lâu mới được về, ngó thấy cửa thành, hai bên bờ sông đàn bà trẻ con đều nói giọng cố hương. Chẳng cũng khoái ư?
25. Một đồ sứ đẹp đã bể, không sao gắn lại được. Lật đi lật lại, càng nhìn càng bực mình, không biết sao. Bảo giao cho người bếp dùng làm gì thì dùng, miễn là khuất mắt mình đi. Chẳng cũng khoái ư?
26. Mình không phải là bậc thánh, làm sao không có lỗi. Ban đêm bất giác làm một việc quấy không ai hay, sáng dậy áy náy, thực không an lòng. Bỗng nhớ rằng theo phép Bồ Tát của nhà Phật, hễ không giấu lỗi tức là sám hối rồi; như vậy bèn vui vẻ kể lỗi ra với khách chung quanh, cả thân lẫn sơ. Chẳng cũng khoái ư?
27. Nhìn người ta viết chữ triện lớn, chẳng cũng khoái ư?
28. Mở cửa sổ cho con ong bay ra, chẳng cũng khoái ư?
29. Làm quan huyện, mỗi ngày cho đánh trống lui hầu. Lúc đó, chẳng cũng khoái ư?
30. Thấy chiếc diều đứt dây, chẳng cũng khoái ư?
31. Nhìn cảnh đốt đồng, chẳng cũng khoái ư?
32. Trả hết nợ, chẳng cũng khoái ư?
33. Đọc truyện Cầu Nhiêm Khách, chẳng cũng khoái ư?
( Trích MLSĐ của LNĐ )

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

LỘ HÀNG NGHIÊM TRỌNG! KHÔNG AI ĐỠ NỔI!!!

                                     Chim con đang đậu cành cây
                             Một ngày trời đẹp xuống đây...đợi thời
                             Mai sau chim sẽ lớn thôi
                             Đại bàng tung cánh, dưới trời mênh...mông!

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

NGƯỜI ĐÀN ÔNG TÔI GẶP

Thật bình thường, người đàn ông em gặp
Giữa lúc đời mình nguội lửa lòng tin
Những vần thơ ngủ vùi đêm cô quạnh
Sáng mai nầy rực rỡ thắp bình minh

Anh đến bên em đời bỗng lung linh
Anhnâng cánh thơ em bay vào cao rộng
Nơi ấy bây giờ không còn chiếc bóng
Của buồn thương ích kỷ cá nhân em 

Nơi ấy thơ em hòa nhập cuộc đời
Niềm vui nỗi buồn cùng người san sẻ
Em đã nhận ra trong đời dâu bể
Có thật nhiều ấm nóng của lòng tin

Xin vạn lần em cám ơn anh
Người đàn ông bình thường em gặp
Người đàn ông chắp dùm em đôi cánh
Thắp niềm tin em đến với con người!

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

ẢNH KHOA THÂN CỦA DƯƠNG QUỐC ĐỊNH

Ảnh khỏa thân nghệ thuật Dương Quốc Định


 

Ảnh khỏa thân nghệ thuật Dương Quốc Định
 

Dương Quốc Định sinh năm 1967, mê vẽ từ nhỏ, từng tốt nghiệp ban Đồ họa công nghiệp (Trường Mỹ thuật Đồng Nai) năm 1989.
Mấy năm gần đây dân chuyên nghiệp chụp ảnh chắc không ai xa lạ với Dương Quốc Định, bởi anh đã đạt rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật ở trong và ngoài nước. Mới đây anh vừa vinh dự được nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ  VII  trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Hội trường lớn Tòa thị chính thành phố (Italia) ngày 11/05 với sự có mặt của ông Riccardo Busi Tổng thư ký Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), ông Fulvio Maerlak Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Italia (PIAP) cùng nhiều quan chức và đại diện giới nhiếp ảnh của Italia và thế giới.

 

Ngày còn học vẽ, Dương Quốc Định đã rất thích và có khiếu vẽ thiếu nữ. Ra trường anh từng vẽ tranh chân dung và khỏa thân, rồi đi làm thiết kế cho các công ty, chụp ảnh, chỉnh sửa các mẫu quảng cáo và học hỏi, trao đổi về nhiếp ảnh với các đồng nghiệp. 
 

Có lần một tiệm tóc thời trang nhờ Dương Quốc Định đến chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và Định cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của “hồng nhan đa truân”. Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý, và bức Chất liệu sống ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng cô người mẫu nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia thử. Không ngờ bức ảnh đoạt huy chương vàng. Đó là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của Định. 
 
Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định

Chuyển từ tiengquehuong.blog.yahoo

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

ĐÀN BÀ KHÓC

Người đàn bà trong em
bật khóc
nỗi buồn không ai giống ai
từng đêm từng đêm đều đặc tiếng thở dài
đồng hồ tíc tắc

Sôi ngắn tóc mai
thương sợi dài trôi theo người xa vắng

Người đàn bà trong em
lẳng lặng
đong nỗi đau ngầy ngật bước qua
Đếm thời gian khóc chiều bóng xế
Chợt hiểu nét son môi vì sao mà phai nhạt

Người đàn bà trong em
bội bạc
Có dễ nào quay lưng với mất mát xa xôi
cố bỏ quên hơi thở chiều mưa lẩy bẩy
dẫm lên nỗi vui còn rơi rớt

Người đàn bà trong em bất chợt
vứt đi vẻ cười cợt hôm sớm bề ngoài
giấu thật lòng mỗi tối úp mặt vào tay
đêm bật khóc

Như chưa bao giờ ngon lành được khóc.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

XƯỚNG HỌA CƠM VÀ PHỞ



 Sồn Sồn "thi sỡi" vườn sau nhiều ngày đi hoang tìm cảm hứng lạ ở các quán Karaokê, bia ôm đèn mờ bỗng thấy mình thua thiệt ghê gớm. Chứ không đúng sao. Ra đường thấy các em mắt xanh, môi đỏ mát rượi, thơm phức. Về nhà thấy bà vợ vừa già, vừa xấu, vừa đen nhẻm muốn suỵt chó cắn. Bèn nản quá! Xuất thần một bài thơ vịnh Cơm và Phở. Làm xong, sướng quá, ngâm nga đi lại. Bắt chước Cụ Tú Xương ngày trước,"dán ngay lên cột". Thơ rằng:

Lâu lâu đổi món đỡ thòm thèm
Quen miệng cơm nhà chẳng thấy ngon
Có lúc lùa cơm mà nhớ phở
Từng khi húp phở để thừa cơm
Cơm tuy chắc bụng mà hay hẩm
Phở dẫu tốn tiền nhưng quá thơm
Vẫn biết phở-cơm từ lúa gạo
Màu mè tái nạm "ếp phê" hơn!

      Sồn Sồn "thi sỡi" thấy mình quá hay. Phen nầy vào thẳng "văng đàng" là cái chắc! Cho bà vợ chổi cùn rế rách của mình biết mặt! Người gì đâu mà cứ càm rảm, càm ràm, chán chết!

        Ngâm nga một hồi lâu, mệt quá, rã giọng.Sồn Sồn ngả lăn ra phản ngủ say như chết.

        Vợ Sồn Sồn chợ trưa về tới. Quang gánh lùm xùm. Quần ống cao ống thấp. Mồ hôi nhễ nhại. Thấy nhà cửa bề bộn, "đấng phu quân" ngáy khò khò trên phản. Bèn thở dài đánh sượt, lẳng lặng xuống bếp. Chợt thấy mảnh giấy dán ở cột, tò mò ghé mắt xem qua. Đọc một hồi, hiểu ra, cũng tức cảnh sinh tình. tìm ngay giấy bút, họa rằng :

Đừng chê cơm nguội, chẳng thèm thòm
Thừa mứa, bày trò dở với ngon
Tái nạm rằng sang vì lạ miệng
Mắm dưa tuy bạc lại đưa cơm
Cơm nhà chắc cú khi lòng đói
Phở tiệm đánh lừa chút húng thơm
Túi rỗng, đêm về mò xuống bếp
Vét nồi rào rạo...Món nào hơn!

       Phen nầy cho lão ham của lạ đói dài cổ ra,"cơm nguội" cũng cấm. Ở đó mà làm thơ vịnh với chả vẹo! Viết xong, lại dán ngay bên cạnh bài thơ của chồng, ra đồng làm cỏ tuốt.
       Sồn sồn"thi sỡi" thức dậy. Thấy bài thơ của ai dán ngay bên bài thơ của mình. Đọc xong, tím mặt, biết là vợ "chơi" mình. Xấu hổ quá, gỡ lẹ hai bài thơ nhét túi, đánh bài chuồn. Vừa đi vừa tự rủa thầm:"Bận sau có làm thơ vịnh gì thì vịnh. Đừng chọn đề tài cơm với phở. Đói rã họng có ngày./



Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

CHỒNG ƠI LÀ CHỒNG!



Đi làm vừa về đến cửa,  mệt rã người,chưa kịp dắt xe máy vào nhà, bỗng nghe điện thoại réo :
- Em đó hả! ! Chiều nay anh bay về! Anh có hẹn mấy thằng bạn tối nay đến nhà chơi. Em nhớ sắm thứ gì ngon ngon cho bọn anh uống tí chút!! Nhớ nghe, đừng quên đó!!!
Xong, tắt máy cái rụp! Tức ơi la tức! Đi công tác tít ngoài Hà Nội, xa nhau cả tháng, chẳng thèm gọi về hỏi thăm vợ con lấy một câu. Đầu óc toàn chỉ nghĩ đến đàn đúm, nhậu nhẹt. Một nỗi tủi thân uất nghẹn chận ngang cổ. Cả tháng trời chứ ít đâu! Cả ngày lo chuyện công ty, cơm nước, lo cho con. Đêm nằm chơ vơ một mình, thèm một vòng tay, một hơi thở thân quen. Mê sảng quờ tay ra, găp cái gối ôm lạnh ngắt. Lại thầm gọi, lại trăn trở...Vậy mà!
Tủi vậy thôi chứ cũng phải giữ đẹp măt cho chồng, toàn chiến hữu lâu năm cả. Lại tất tả quay ra chợ, săm linh tinh các thứ. Gì chứ sắm mồi nhậu thì mình biết gu chồng quá rồi!
Lại hộc tốc về nhà, xông ngay vào bếp. Xoong nồi được dịp loảng xoảng! Cứ lóng ngóng sợ trễ giờ. Chưa đâu vào đâu. Bỗng nghe oang oang ở nhà trên :
-Em ơi, làm chi đó! Ra phụ anh một tay coi nào!
Chết cha! Lão đã về tới. Lại chạy ra, khệ nệ nào valy, nào xách to xanh nhỏ. Lão cười hềnh hệch:
-Xong cả chưa em. Anh báo cả rồi! Bọn nó tới ngay bây giờ đó. À, anh có quà cho em nữa đó nghe! Em sẽ bất ngờ cho mà xem!
Lão lôi ra từ valy nào rượu lớn rượu nhỏ. Chai nào cũng sáng loáng đẹp ngất!.
-Lâu quá, kg găp chúng nó. Tối nay đánh một trận tầm cỡ chiến lược! Nầy, quà cho em đây nầy!
Lão lôi từ dưới đáy valy ra một cái bếp điện từ, giơ cao lên ,hùng hồn tuyên bố:
-Cái nầy dành cho vợ yêu! Để những lúc...sắm mồi cho anh, em đỡ vất vả bếp than ,lò ga gì sất! Thích chưa!! hê hê...
Lại cố nhăn nụ cười lấy có. Chưa kịp tắt nụ cười đau khổ, bỗng nghe gầm rú một lọạt xe máy tông ngay vào trước sân:
- Chào người anh em! Giờ G đã điểm. Tổng tiến công thôi!
Thế là, một chiến trường thật sự ác liệt nổ ra ngay nhà mình. Chai lớn, chai con. Ly to ly nhỏ thay nhau lăn lóc.Ồn ào còn hơn giữa chợ. Ông nào cũng có cốt cách làm tướng cả. Mặt mày đỏ gay, hùng hồn lắm. Mình tủi thân, chui vào bếp, lo cho con và âm thầm chờ đợi...
Rồi sau đó là những bước liêu xiêu nghiêng ngả. Chồng nằm chết dí trên giường, không còn biết trời trăng mây gió gì cả. Riêng cái vụ thu dọn chiến trường, chai lọ, thức ăn vương vãi tứ tung, rửa ráy đã hơn 11 giờ đêm. Chân tay rã rượi. Chui vào giường, lại càng nản hơn!. Thấy cái bản mặt đáng ghét nằm ngáy khò khò. Thỏa thuê lắm. Thầm nằm quay lưng lại mà chong chong con mắt. Vừa thương vừa giận đến xót xa!. Sao anh không nghĩ về em lấy một tí, chồng ơi. Anh có biết em phải vò vỏ chờ lúc anh về. Chờ lúc mình lại bên nhau không???
Chợp mắt một tí thì trời đã sáng. Lại một cảm giác mơ hồ thèm muốn... Lén khẽ áp mặt vào lưng chồng tìm chút hơi ấm. Một cơ thể mồ hôi gợi bản năng đàn bà trong em, anh ơi!
Nhẹ nhàng kéo tấm chăn đang tụt hờ trên vai chồng. Lặng lặng đi ra. Ngoài kia, dù gì thì ngày mới đang chờ mình...Chồng ơi...!!!

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

ĐỘC THOẠI ĐÊM

Em bắt đầu cuộc đôc thoại đêm
Từ vòng tay, ánh mắt, nụ hôn
Cả ngôn ngữ thì thầm như hơi thở
Nét mặt vui cùng với nỗi buồn

Em bắt đầu cuộc độc thoại đêm
Nghe lý trí cong oằn từng dấu hỏi
Nghe con tim bủa đầy tơ rối
Giữa lòng mình một dấu lặng treo

Em kg còn đôc thoại đêm
Tình yêu bỗng dưng giẫy chết
Một vẻ đẹp chẳng có bóng mờ nào hết
Làm sao tìm con đường về phía tin yêu!

MẮT PHỐ TÀN THU


Phố lặng lẽ dưới tàn cây

Năm tháng ngủ quên sau hiên cửa
Bóng mát che nghiêng em về mỗi bữa
Hoa thì thầm nhớ khuôn mặt ban mai

Phố hồn nhiên ôm giấc mơ phai
Nỗi nhớ vắt gầy mắt nhỏ
Em chở mỗi ngày qua phố
Hoa mùa rụng xuống dáng tàn thu!

THƯ GIÃN VỚI CA DAO

                                         

                                                      Cô gái hái chè 


image


Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời.. Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những câu ca dao có tính cách tương phản với nền nếp đạo đức thông thường, ngầm ý nghĩa khuyên đời một cách hóm hỉnh, ví dụ như 4 câu ca dao của cô gái lẳng lơ tự bào chữa sau :

Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng
Chính chuyên chết phải đi không
Lẳng lơ chết có tiếng cồng, tiếng chiêng

Ở miền Bắc, vùng Thái Nguyên VN có những đồi chè được trồng trên đồi núi và công việc thu hoạch được đảm đương bởi phụ nữ, do đó mà có những câu ca dao khuyên nhủ các cô gái khi đi hái chè, hái xong lo về chớ đừng bị gạ gẫm dụ dỗ, lúc nào cũng cảnh giác các cạm bẫy của cuộc đời :

Người ngoan lên núi hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi,
Chim khôn chết mệt về mồi,
Người khôn chết mệt về lời nhỏ to
Chim khôn tránh lưới tránh dò
Cá khôn tránh lưới, lững lờ mắc đăng

Câu chuyện về Cô Gái Hái Chè gặp "thằng phải gió" dưới đây diễn tả một sự việc xảy ra trên một đồi chè ngoài ý muốn của cô gái, thế nhưng cái hay của đoạn ca dao là lột trần được cái tương phản của tâm lý con người.

Cô Gái Hái Chè (Chính Bản Ca Dao)

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Đoạn ca dao trên là  lời tự thuật của một cô gái hái chè với cô bạn gái khác về sự cố bị một thằng thanh niên nào đó cưỡng hiếp, thay vì oán giận người đã cướp đi cái trinh tiết qúi giá của mình. Cô  hái chè này lại có thái độ đỏng đảnh khi kể lại các tình tiết diễn biến:

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra

Đọc hai câu mở, ta có cảm tưởng như cô gái kể về một câu chuyện thường nhật như hôm qua đi chợ, đi chơi hội….., nhất là chữ “thằng phải gió” được dùng ở đây như một tiếng trách yêu.

Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào

Đến đây, ta thấy “sự phản kháng “này rất tiêu cực, sao chỉ lạy suông thôi mà không tỏ thái độ quyềt liệt hơn như cào cấu, cắn xé  v..v.., chữ  “mả cha nó” là một tiếng chửi trong ngôn ngữ bình dân nhưng nếu dùng để ám chỉ cái “ấy” thì thật là hay vô cùng, nghe như một tiếng mắng yêu.

Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu

Đến đây, cô gái biện hộ cho sự phản kháng yếu ớt của mình, càng giẫy thì càng không lợi nên đành tiêu cực cam phận nằm im.

Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Hai câu này mới đọc tưởng như hai câu ngô nghê của đoạn ca dao, nhưng khi đọc kỹ lại ta mới thấy cái thâm thúy của người xưa. Chữ “củ nâu” tức củ ấu dùng để so sánh một vật sần sùi cứng ngắt, chữ vật vờ để chỉ một trạng thái xập xìu. Như vậy đoạn này đã ngầm tả trạng thái thụ động tiêu cực từ đầu đến đuôi kèm theo những nhận xét tinh tế của cô gái. Chính vì cái tâm lý tương phản đó mà có những đoạn ca dao “Hậu Bản” lưu truyền trên internet.

Cô Gái Hái Chè - Hậu Bản

Hôm sau em đến vườn chè
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra
Nó lạy rối rít xin tha
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào
Bây giờ mới sướng làm sao
Nên em càng giẫy cho vào thêm sâu
Giẫy sao cho dập củ nâu
Giẫy sao cho gẫy cần câu vật vờ


Cô Gái Hái Chè - Mười Năm Tái Ngộ

Mười năm thắm thoát trôi qua
Gặp lại phải gió nó già hơn xưa
Mừng như nắng hạn gặp mưa
Em đè nó xuống em lùa chim ra
Nó nằm nó khóc nó la
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào
Khi xưa củ cứng cần cao
Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu


Thằng Phải Gió Thẫn Thờ

Sáng nay ngồi nấu nước chè
Nhớ lại chuyện cũ nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con chim
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này
Lắc qua lắc lại mỏi tay
Nó vẫn ủ rũ ngây ngây khờ khờ
Hỡi người em gái xóm mơ
Cần câu còn đó mồi trơ..... hết rồi


Để viết tiếp đoạn kết cho có hậu, “thằng Phải Gió” vượt biên, vinh quy bái tổ về làng, tay lủng lẳng bị đô la, túi đầy thuốc Viagra.

"Thằng Phải Gió" sau khi vượt biên

“Phải Gíó” mang mã Việt kiều
Viagra đầy túi làm liều kiếm em
Tủm tỉm nó nốc hai viên
Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền
Cả giờ nó lắc như điên
Ối giời !!!sao sướng như tiên thế này
Mười năm nắn bóp rã tay
Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơà

đây là một dị bản về Cô Gái Hái Chè do một bạn trên blog gừi cho NL để hưởng ứng... với thằng phải gió
. Qua đây, ta thấy rằng tâm hồn của bình dân, nông thôn Việt rất mạnh mẽ và phồn thưc mức nào. Và thiết nghĩ, điều đó tạo nên bản sắc Việt: hồn nhiên, yêu đời và tràn trề sức sống. Cám ơn bạn blog đã cung cấp đi bản nầy:

Sáng nay em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Mới đầu en có kêu la
Lát sau sướng quá thế là em thôi
Lâu lâu Phải gió mệt rồi
Chị nới tay chút để tôi còn về
Em đang cơn khoái đê mê
Mình ơi hãy cố chớ về làm chi
Sáng mai em lại hái chè
Lại mong mình đến mình ghè khỏe hơn.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

GIỮA KHÔNG ANH

Em chờ anh dài ngoẵng những mùa đông
Se sắt lạnh nhẫn âm về cấu xé
Giữa không anh, em vô cùng nhỏ bé
Mà nhớ nhung cứ mãi lớn dần lên

Đắp bao chăn cho ấm đươc lòng em
Khi anh đã hút xa tầm với
Em vẫn tin vào điều anh nói dối
Để một mình vò võ đếm chiều hoang

Anh đi rồi, lẵng lặng thời gian
Mà kỳ niệm cứ trào sôi niềm dịu ngọt
Chim vườn cũ ngậm ngùi không muốn hót
Tóc mây xưa cũng vội luống sương chiều

Nơi tháng ngày vời vợi một phương yêu
Thương nhớ vắt khô dòng nước mắt
Em vẫn tin điều không có thật
Ta mãi tìm về phía có nhau

Em dại khờ không giấu nổi cơn đau
Bằng lăng ấy úa theo màu ly biệt
Ai cũng biết, chỉ mình anh không biết

Lối về xưa lạnh một bóng hình em!

EM ĐI QUA MÙA THU

Em đi qua ngày thu
Có quê hương bóng mẹ
Trăng rằm soi tháp cổ
In bóng phía trùng dương

Em đi qua mùa thu
Hạt mưa pha màu nắng
Hạt bay về xa vắng
Hạt rơi vào bâng khuâng

Em đi qua tình thu
Một chút gì hư ảo
Tìm hơi trong nếp áo
Men đời nồng chiêm bao

Xin gửi lại trong nhau
Bài thơ còn viết lửng
Góc trời nào phẳng lặng
Bước đời nào đa đoan.